- Hóc dị vật trẻ em là hiện tượng vật thể rơi vào đường thở trong quá trình bé ngậm vật thể
trong lúc chơi đùa, hoặc chơi đùa trong lúc đang ăn…
- Có nhiều trường
hợp hóc dị vật ở trẻ em như: hóc khi ăn nhãn, hóc viên pin, hóc bi, hóc khi ăn..Các
vật thể hay bị hóc đó là các vật ăn được có hình thể tròn, trơn, kích thước khoảng
bằng đầu ngón tay hoặc to hơn hạt đậu…
- Hàng năm có
rất nhiều trường hợp hóc dị vật mà người thân không biết cách xử lý hoặc kỹ
năng xử lý gần như bằng không khi trẻ bị hóc dị vật, hậu quả là cướp đi sinh mạng
của hàng trăm trẻ em hàng năm. Một sự thật đáng thương, đáng tiếc và cũng là sự
mất mát rất lớn cho gia đình.
- Cách phát hiện
khi trẻ đang ăn, hoặc đang chơi có biểu hiện lạ như khóc hoặc giãy giụa thì ta
nên nghi ngờ đó là hóc dị vật và tiến hành sơ cứu ngay.
>> Trẻ hóc dị vật
đường thở phải được phân biệt rõ rang đó là hóc dị vật đường thở không hoàn
toàn hay hóc di vật không thở được gọi là hoàn toàn. Đối với trường hợp hóc dị vật đường thở không hoàn toàn thì bé bị hóc dị vật vẫn còn thở được, vẫn còn nói
được, mặt thì đỏ lên. Lúc đó cháo sữa trong miệng phun ra… Ngay lúc này ta phải
có biện pháp sơ cứu tốt cho trẻ ngay.
Kỹ năng sơ cứu xử lý khi trẻ bị hóc dị vật đường thở không hoàn toàn như sau:
Ta đặt trẻ nằm
nghiêng như Hình 1 giữ nguyên tư thế để làm sao cho chất nôn trong miệng tuôn
ra ngoài, để ngửa cổ để trẻ có thể thở được, đối với trẻ còn thở được, còn nói
được thì không được làm các biện pháp khác mà hỗ trợ tạo thuận để thức ăn tuôn
ra ngoài.
Xử lý hóc dị vật trẻ em - đặt trẻ nằm nghiêng - Hình 1 |
- Trong trường
hợp bị sặc cháo chất nôn vẫn còn trong miệng như trình bày ở trên ta để trẻ nằm
nghiêng hoặc bế trẻ lên theo Hình 2 để kéo chất nôn ra ngoài.
Xử lý hóc dị vật trẻ em - bế trẻ nằm nghiêng - Hình 2 |
- Nếu trẻ đang
nằm chơi mà thấy mặt tím, nghe tiếng thở rít, hoặc khò khè không thể khóc được,
nếu trẻ lớn hơn ta thấy một số trẻ ôm cổ lại. Lúc này ta phải nhận biết ngay trẻ
bị hóc dị vật và bị tắc nghẽn hoàn toàn.
>> Lúc này ta cần thiết khẩn trương làm ngay động tác như sau:
- Dùng tay phải
bóp chặt sau ót trẻ tay trái nắm 2 chân và đưa lên cao sau đó lạ lật ngược lại
để trẻ nằm úp, đầu chúi xuồng đất chân đưa lên cao lep góc 45 độ so với mặt đất.
Sau đó đặt
tay phải vào lưng phí sau gáy cách gáy khoảng 5 – 10 cm giữa 2 xương bả vai, và
dùng biện pháp vỗ lưng, tiến hành vỗ 5 lần mạnh và dứt khoát. Nếu phát hiện kịp
thời có thể sau 5 lần vỗ lưng này có thể bật dị vật ra ngoài. (như Hình 2)
>> Nếu dị vật vẫn
chưa ra được nhưng trẻ vẫn còn cử động chưa bị hôn mê thì ta làm như sau:
Đặt tay sau gáy
như lúc đầu lật ngữa trẻ lên và để nghiêng một góc 45 độ so với mặt đất. Dùng 2
ngón tay đặt giữa ức và tiến hành ấn liên tục 5 lần. Lực ấn mạnh dứt khoát làm sao cho ngực trẻ
ép xuống khoảng 3cm và nhịp ấn khoảng 100 lần/phút. ( như Hình 3).
Xử lý hóc dị vật trẻ em - dùng tay ấn ngực trẻ. Hình 3 |
Kỹ năng sơ cứu xử lý khi trẻ bị hóc dị vật đường thở hoàn toàn như sau:
- Trong trường hợp vỗ lưng và ấn ức mà dị vật vẫn không ra và trạng thái trẻ là ngất đi không cử động thì ta tìm cách trực tiếp dùng tay móc họng hay làm bằng cách gắp hay gì đó để lấy được dị vật.
- Nếu vẫn
không ra được ta đặt bé nằm ngửa và dùng tay ấn ngực, lực ấn mạnh và dứt khoát lên tục 30 lần,
ấn ngực lún sâu khoảng 4cm. Tốc độ ấn 100 lần/ phút (như Hình 4).
Xử lý hóc dị vật trẻ em - dùng tay ấn ngực trẻ 100 lần/ phút. Hình 4 |
- Sau khi ấn 30 lần thì ngửa cổ bé lên và
tiến hành thổi ngạt, sau đó tiếp tục ấn ngực.
Xử lý hóc dị vật trẻ em - thổi ngạt cho bé |
Nên nhớ là
các bạn phải gọi ngay cấp cứu hỗ trợ trong thời gian sơ cứu, mọi hành động đều
bình tĩnh và tiến hành thật nhanh để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
>> Vì lợi ích của cộng đồng hãy nhấn Chia Sẻ thông tin này cho tất cả mọi người cùng biết nhé.
Xin cảm ơn đã xem tin trên kênh tin tổng hợp, xin chúc các bé luôn bình an vô sự !
- Fanbage >>> https://www.facebook.com/tintonghopanz/- Subscribe VÀO XEM VIDEO YOUTUBE TẠI ĐÂY >>> https://goo.gl/Qbw8hk
- Web >>> www.tintonghopanz.com